Hóa chất diệt côn trùng bao gồm nhóm có nguồn gốc từ sinh học và nhóm có nguồn gốc từ hóa học. Hóa chất này thường được dùng trong nông nghiệp, sản xuất, chăn nuôi, hộ dân cư, văn phòng,… Nhóm hóa chất diệt côn trùng được chia thành 5 nhóm chính, bao gồm: Chlo hữu cơ, phốt pho hữu cơ, Pyrethroids, Carbamates, Neonicotinoids [2],[4],[5],… Đây là cách diệt côn trùng hiệu quả và an toàn
1. Nhóm hóa chất diệt côn trùng Chlo hữu cơ
Nhóm Chlo hữu cơ là nhóm hóa chất diệt côn trùng từng được sử dụng phổ biến hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, nhóm chất này đã được ngưng sử dụng ở nhiều quốc gia vì gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và thời gian tồn lưu lâu.
Những loại hóa chất phổ biến của nhóm này, bao gồm: DDT, aldrin, methoxychlor, dieldrin, chlordane, BHC, heptachlor, lindane và chlorobenzilate [1].
Ưu điểm:
- Nhóm Chlo hữu cơ có khả năng tiêu diệt côn trùng hiệu quả nhờ vào cơ chế đầu độc hệ thần kinh của chúng.
Nhược điểm:
- Thời gian tồn lưu trong môi trường nên rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi.
2. Nhóm phốt pho hữu cơ
Các loại hóa chất diệt côn trùng phổ biến trong nhóm Phốt pho hữu cơ bao gồm: parathion, fenthion, malathion, fenitrothion, naled, diazinon, methyl parathion, và dichlorvos. Tuy nhiên chỉ có fenitrothion và parathion được WHO cho phép trong công tác phòng chống côn trùng.
Ưu điểm:
- Hoạt chất phù hợp để tiêu diệt côn trùng trên cây cối như ve, rệp.
- Tồn lưu trong môi trường ít.
Nhược điểm:
- Độ độc cấp tính cao đối với những loài động vật có máu nóng.
3. Nhóm Carbamates
Nhóm Carbamates bao gồm những loại hóa chất kể đến như: carbamyl, propoxur, carbaryl methomyl và carbofuran. Trong đó, nhóm carbamyl được sử dụng phổ biến nhất.
Ưu điểm:
- Hiệu quả diệt côn trùng cao.
- Ít tồn lưu trong môi trường.
Nhược điểm:
- Độ độc cấp tính cao đối với những loại động vật có máu nóng.
4. Nhóm Pyrethroids
Các hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm Pyrethroids bao gồm: cypermethrin, bifenthrin, allethrin, cyfluthrin, deltamethrin, lambda-cyhalothrin, permethrin, resmethrin, d-phenothrin, và tetramethrin [3].
Ưu điểm:
- Độc tính cao đối với côn trùng nhưng gây ít độc cho động vật máu nóng.
- Tồn lưu trong môi trường trong thời gian ngắn.
Nhược điểm:
- Côn trùng bị kháng thuốc nhiều.
- Giá thành cao hơn so với những nhóm hóa chất khác.
5. Nhóm Neonicotinoids [2],[4],[5]
Các hóa chất thuộc nhóm Neonicotinoids [2],[4],[5] bao gồm: imidacloprid,, dinotefuran, thiamethoxam, acetamiprid, và clothianidin. Hóa chất imidacloprid được sử dụng phổ biến nhất.
Ưu điểm:
- Đây là nhóm hóa chất diệt côn trùng mới, hiệu quả cao và không gây hại cho con người.
Nhược điểm:
- Nhóm chất này có thể gây ảnh hưởng đến các loại côn trùng có lợi như ong.
6. Lợi ích và tác hại của các nhóm hóa chất
Lợi ích:
- Kiểm soát các loại côn trùng gây hại cho con người và vật nuôi.
- Kiểm soát các sinh vật gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của con người.
Tác hại:
- Các hóa chất có thể triệt một số loại côn trùng nhưng cũng đồng thời gây độc và ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Các hóa chất xâm nhập vào đất, nước, không khí và quan trọng nhất là thức ăn của con người và vật nuôi.
- Những tác động rõ rệt đến sức khỏe nếu con người tiếp xúc gần với hóa chất, bao gồm: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn,… thậm chí là các bệnh mãn tính như ung thư, sức khỏe sinh sản,…
Trên đây là những thông tin về các nhóm hóa chất diệt côn trùng phổ biến hiện nay. Các nhóm này tuy mang lại hiệu quả diệt côn trùng nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho con người và môi trường. Do đó, người dùng nên ưu tiên các phương pháp triệt côn trùng an toàn và thân thiện trước khi nghĩ đến phương pháp sử dụng hóa chất.
Xem thêm:
Chế phẩm diệt côn trùngĐèn diệt côn trùng Rentokil
Phun thuốc diệt côn trùng
Thuốc diệt côn trùng