0911967456

Hướng Dẫn Cách Khử Trùng Chuồng Gà Chuẩn Nhất

Hướng dẫn cách khử trùng chuồng gà

Khử trùng, vệ sinh chuồng trại làm một trong những khâu quan trọng nhất khi nuôi gà. Chuồng gà không được vệ sinh thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà, con người, đồng thời làm ô nhiễm vệ sinh môi trường xung quanh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách khử trùng chuồng gà chi tiết và chuẩn xác nhất.

1. Tại sao cần khử trùng chuồng gà

Phân gà có mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, trong phân gà còn tiềm ẩn những mầm bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe của gà và con người. Gà dễ mắc một số bệnh liên quan đến phân gà, thậm chí gà có thể chết gây sụt giảm chất lượng và năng suất. 

Vì vậy, việc vệ sinh chuồng gà cần được thực hiện định kỳ theo đúng kế hoạch để đảm bảo an toàn vệ sinh. Việc vệ sinh phải tuân thủ theo quy trình và được thực hiện bởi những người có chuyên môn, kinh nghiệm.

Sự cần thiết của việc khử trùng chuồng gà
Khử trùng là công đoạn cần được ưu tiên trong quá trình chăn nuôi gà

2. Các bước khử trùng chuồng gà theo ngày

Bước 1: Đón nắng ban mai

Việc đầu tiên vào mỗi ngày đó là mở cửa chuồng để ánh sáng mặt trời chiếu vàng. Các loại vi khuẩn, virus trên gà, phân gà sẽ bị tiêu diệt dưới tia cực tím của mặt trời. Ánh sáng ấm cũng giúp gà tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật hiệu quả.

Bước 2: Vệ sinh máng uống, máng ăn

Mỗi ngày, máng ăn của gà cần phải được thay mới để đảm bảo gà không ăn phải phân, những cặn bẩn có chứa mầm bệnh. Những máng ăn cũ cần được cọ rửa sạch sẽ, phơi khô trước khi đem vào sử dụng vào ngày hôm sau.

Bước 3: Thay máng phân

Công việc tiếp theo đó là thay máng phân mới cho gà mỗi ngày. Máng phân cũ cần được loại bỏ phân, cọ rửa và phơi khô trước khi đem lại sử dụng vào ngày sau. Nếu bạn để máng phân đầy qua nhiều ngày sẽ tạo môi trường thuận lợi để các tác nhân gây bệnh sinh sống và phát triển.

Bước 4: Quét dọn thức ăn dư

Khi ăn, gà có thói quen quẹt quẹt mỏ vào máng ăn. Điều này làm cho thức ăn vị vương vãi ra bên ngoài. Những thức ăn này không được dọn dẹp sẽ thu hút lũ chuột, ruồi bọ, kiến, gián,… Những con côn trùng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà và làm ô nhiễm môi trường chuồng trại hơn.

Bước 5: Quét dọn chuồng trại

Chuồng trại sau khi được dọn phân cần được quét dọn lại một lần nữa để đảm bảo loại bỏ hết phân, thức ăn thừa và các mầm bệnh gây hại. Đặc biệt, những lối đi xung quanh chuồng trại cũng cần vệ sinh, đảm bảo khô ráo.

Quét dọn thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh và khử trùng chuồng gà
Quét dọn xung quanh lối đi

3. Công việc khử trùng chuồng gà theo tuần và tháng

3.1. Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại

Một số dụng cụ nuôi gà khác như: cuốc, xẻng, đồ xúc thức ăn, thau, rổ, xe rùa,… cùng cần được tẩy thường xuyên. Những dụng cụ này vệ sinh không tốn nhiều thời gian. Bạn có thể sử dụng thuốc sát trùng như Cresyl, Formol để tăng hiệu quả loại bỏ vi khuẩn.

3.2. Tẩy mùi hôi thối

Cách khử trùng chuồng gà chuẩn thì không thể thiếu bước tẩy mùi hôi thối. Mùi hôi thối phát sinh từ chuồng gà sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà và con người.

Đặc biệt, gà thường nhạy cảm với mùi hôi và rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, bạn cần kiểm soát tốt mùi hôi trong chuồng gà và tạo môi trường thông thoáng nhất có thể.

Tẩy uế mùi hôi thối bằng thuốc khử trùng chuồng gà
Tẩy uế mùi hôi thối trong chuồng gà

3.3. Cách khử trùng chuồng gà bằng vôi bột

Trước chuồng gà cần phải đặt một chậu vôi để khi nhân viên vào chuồng sẽ dẫm lên vôi khử trùng trước, tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào chuồng gà. Cần thay thau vôi đều đặn hàng tuần hoặc thay khi vôi bị vón cục. Ngoài ra, mỗi tháng dọn dẹp vệ sinh cũng cần rải một lớp vôi trên bề mặt để tăng khử trùng chuồng gà sạch sẽ.

Cách khử trùng chuồng gà bằng vôi bột
Sử dụng vôi để khử trùng

4. Công việc khử trùng chuồng gà theo quý

4.1. Dọn dẹp, sát trùng, tẩy uế

Cách khử trùng chuồng gà theo quý mà bạn cần thực hiện đầu tiên là sát trùng, tẩy uế. Bạn cần đảm bảo những ngóc ngày mà mình thường bỏ qua hàng ngày được dọn dẹp tẩy uế sạch sẽ. Sử dụng thuốc sát trùng để diệt vi khuẩn, virus, mạt gà,… Đối với những lớp vỏ trấu, rơm rạ nếu quá ướt, dính nhiều phân gà cũng cần được xúc bỏ và thay lớp mới.

4.2. Phát quang và khai thông cống rãnh

Trung bình 3 tháng 1 lần, khu vực chuồng trại cần được phát quang, khai thông cống rãnh để tạo môi trường thông thoáng bên trong chuồng trại.

Bạn cần đảm bảo cống rãnh không bị tắc nghẽn do rác, phân gà, nước trong công được luân chuyển dễ dàng. Các đống rác thải xung quanh cũng cần được xử lý để ngăn chặn mầm bệnh di chuyển vào chuồng.

4.3.Tẩy uế sân nắng

Sân nắng là khu vực gà tắm nắng mỗi ngày. Sân nắng cũng cần được vệ sinh, khử trùng 3 tháng 1 lần. Việc tẩy uế sân nắng còn giúp thảm cỏ được tươi tốt, tạo thêm thức ăn tự nhiên cho gà. Đối với những sân có kích thước nhỏ hẹp thì bạn nên vệ sinh định kỳ mỗi tháng 1 lần để đảm bảo phân gà không bám vào nền sân.

Làm sạch và khử trùng sân nắng cho chuồng gà, giúp gà khỏe mạnh
Làm sạch sân nắng, tạo không gian thoáng đãng cho gà

Trên đây là hướng dẫn cách khử trùng chuồng gà chi tiết và chính xác nhất. Việc vệ sinh chuồng gà cần được thực hiện định kỳ theo đúng kế hoạch. Có như vậy, chuồng gà mới luôn được an toàn, sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe toàn diện cho gà.

.
.
.
.