Muỗi là nguyên nhân chính gây nên nhiều bệnh lý ở người và vật nuôi. Trong đó, phải kể đến bệnh sốt rét. Theo WHO, ở Châu Phi cứ 45 giây lại có một trẻ em chết do bệnh sốt rét. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách đuổi muỗi an toàn, hiệu quả triệt để nhất.
1. Tại sao nên đuổi muỗi ra khỏi nhà ?
Theo thống kê, trung bình mỗi năm có khoảng 200 triệu người mắc bệnh sốt rét với nguyên nhân là do muỗi chích và khoảng 600 nghìn ca tử vong do bệnh sốt rét. Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân cũng không qua khỏi do một số căn bệnh khác đến từ nguyên nhân muỗi chích, bao gồm: sốt xuất huyết, virus Zika, sốt vàng da,…
Muỗi gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người, vật nuôi trong nhà. Dù là những con muỗi không mang mầm bệnh, khi chúng chích vào người cũng gây nên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
2. Các loại muỗi nguy hiểm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, số lượng muỗi rất đông với nhiều loại muỗi khác nhau. 3 loại muỗi nguy hiểm nhất đó là: Anopheles, Culex và Aedes. 3 loại muỗi này đều có nhiều họ nhỏ, kích thước đa dạng, mức độ nguy hiểm khác nhau. Khi bị muỗi chích, mầm bệnh sẽ không phát tác liền mà chỉ nổi mẩn đỏ, ngứa ngày.
Thường qua ngày hôm sau bệnh sẽ bắt đầu biến chuyển. Tùy vào mầm bệnh mà mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau, thậm chí là tử vong nếu mầm bệnh nguy hiểm.
3. Cách diệt muỗi tại nhà hiệu quả tận gốc
3.1. Cách đuổi muỗi bằng vỏ cam, quýt
Khi ăn cam, quýt bạn đừng vứt vỏ mà hãy tận dụng chúng để đuổi muỗi. Hương thơm từ vỏ cam, quýt khiến lũ muỗi cảm thấy khó chịu và tránh xa căn nhà của bạn.
Đầu tiên, bạn thu thập vỏ cam quýt và phơi khô. Tiếp theo, nướng vỏ cho đến khi mùi thơm dậy lên. Bạn để vỏ cam quýt ở những vị trí mà muối thường tập trung. Mùi thơm từ cam quýt còn giúp làm sạch không gian và tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu cho bạn nữa đó.
3.2. Cách đuổi muỗi bằng dầu gió
Dầu gió thường được sử dụng để trị cảm, trị đau bụng,… hàng ngày. Không chỉ vậy, dầu gió còn còn được biết đến với khả năng đuổi muỗi trong nhà hiệu quả. Cách đuổi muỗi bằng dầu gió tương đối đơn giản:
Đầu tiên, bạn nhỏ một ít dầu gió vào xung quanh quạt điện rồi mở quạt. Chú ý đặt quạt giữa phòng và cho quạt quay đều khắp phòng để hướng dầu gió phân tán đều xung quanh phòng. Ngoài cách này, bạn cũng có thể thoa dầu gió khắp người để muỗi không dám lại gần.
3.3. Trồng cây có tác dụng đuổi muỗi
Một số cây cảnh trang trí trong nhà có tác dụng đuổi muỗi kể đến như: hương thảo, bạc hà, lavender, húng chanh, húng quế,… Đây là cách đuổi muỗi đơn giản, dễ thực hiện mà còn góp phần cho bầu không khí trong nhà thoáng mát, dễ chịu.
3.4. Nước rửa chén
Cách diệt muỗi tận gốc bằng nước rửa chén mang lại hiệu quả cao, an toàn, không độc hại. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước rửa chén pha loãng thêm một chút hương trái cây để thu hút chúng.
Khi muỗi rơi vào bát nước rửa chén chúng sẽ nhanh chóng bị chết ngạt. Ngoài ra, tính kiềm của nước rửa chén còn có tác dụng giết chết trứng muỗi và ấu trùng con.
3.5. Cách đuổi muỗi tự nhiên bằng tỏi
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong mỗi gian bếp của người Việt Nam. Tỏi có vị cay nồng và mùi hôi khiến bọn muỗi phải tránh xa. Cách đuổi muỗi tự nhiên bằng tỏi rất đơn giản:
Đầu tiên, bạn cắt nhỏ tỏi rồi đem đun với một ít nước trong khoảng 30 phút. Tiếp theo, bạn chắt lấy phần nước và đổ vào bình xịt rồi xịt đều xung quanh phòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể xua đuổi muỗi bằng cách xoa dung dịch này lên quần áo hoặc ăn tỏi hàng ngày.
3.6. Diệt muỗi tận gốc bằng tinh dầu
Khứu giác của muỗi nhạy bén gấp nhiều lần so với con người. Chúng thường không chịu được những mùi tinh dầu thiên nhiên nguyên chất. Có rất nhiều loại tinh dầu hiệu quả trong việc diệt muỗi.
Tuy nhiên, hiệu quả cao thấp của mỗi loại tinh dầu là khác nhau. Những loại tinh dầu mạnh kể đến như: tinh dầu sả, bạch đà,… có khả năng đuổi muỗi ở bán kính rộng. Các loại tinh dầu như: cam, chanh,… thì chỉ hiệu quả trong việc đuổi muỗi ở bán kính hẹp hơn.
3.7. Cách diệt muỗi tận gốc máy hút bụi
Muỗi có kích thước nhỏ nên rất dễ bị hút theo luồng gió của máy hút bụi. Cách này chỉ áp dụng cho những vị trí cụ thể, không áp dụng hiệu quả cho cả căn nhà rộng.
Chẳng hạn, bạn có thể tìm đến những vị trí mà muỗi hay ẩn nấp như chậu cây cạnh, góc tủ quần áo, gầm giường, gầm bàn,… Sau đó, mở máy hút bụi và hút thật nhanh để muỗi không kịp bỏ trốn đến nơi khác.
3.8. Cách đuổi muỗi hiệu quả nhất bằng bã chè
Tương tự như vỏ cam, hương thơm từ bã chè cũng khiến lũ muỗi cực kỳ khó chịu. Sau khi uống chè, bạn giữ lại bã và đem đi phơi khô. Tiếp theo, rang qua bã chè để chúng dậy lên mùi thơm. Cuối cùng, đặt bã chè ở những nơi mà muỗi thường xuyên lui tới như góc tường, gầm ghế, dưới tủ,…
3.9. Cách đuổi muỗi trong phòng bằng bã cà phê
Nếu nhà bạn thường xuyên uống cà phê, đừng vội vàng đổ bỏ bã cà phê mà hãy tận dụng chúng để làm bẫy đuổi muỗi.
Đầu tiên, bạn mang bã cà phê đem đi phơi khô rồi rang lại cho dậy mùi thơm. Chuẩn bị những túi vải nhỏ và đổ cà phê vào. Cuối cùng, bạn treo túi cà phê ở trên cửa sổ, tường, tủ quần áo,… những nơi mà bọn muỗi thường xuyên lui tới.
3.10. Đuổi muỗi hiệu quả bằng đá khô
Khi hô hấp, con người sản sinh ra khí cacbonic. Loại khí này cực kỳ thu hút lũ muỗi. Đá khô cũng sản sinh ra khí cacbonic nên bạn có thể sử dụng loại đá này để làm bẫy diệt muỗi.
Đầu tiên,bạn tìm một cái thùng đựng đá khô và đặt cách xa chỗ sinh hoạt của gia đình. Khi thùng chứa nhiều muỗi, bạn hãy đóng nắp lại để lũ muỗi tự chết. Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả cao nhưng khá tốn thời gian.
3.11. Diệt muỗi trong nhà bằng thuốc diệt muỗi
Nếu muỗi xâm nhập vào nhà bạn với số lượng lớn và không thể kiểm soát được bằng các phương pháp khác thì bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng thuốc diệt muỗi. Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và mẹ bầu thì không nên áp dụng phương pháp này.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và tăng tính hiệu quả, bạn nên tìm các đơn vị chuyên diệt côn trùng nhờ sự giúp đỡ. Cách tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc diệt muỗi phun ở xung quanh nhà và sử dụng biện pháp diệt muỗi an toàn hơn ở bên trong nhà.
3.12. Cách phòng muỗi bằng việc bôi thuốc chống muỗi
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi chống muỗi. Cách diệt muỗi trong nhà này đem lại hiệu quả cực kỳ cao, muỗi sẽ không dám bén mảng đến cơ thể của bạn nữa.
Tuy nhiên, đối với một số người có da nhạy cảm, bôi thuốc chống muỗi thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa khó chịu. Đối với trẻ nhỏ, bạn cần tìm đúng loại thuốc chống muỗi phù hợp do da bé thường nhạy cảm hơn so với người lớn.
3.13. Diệt muỗi trong nhà bằng vợt điện
Vợt điện là cách diệt muỗi hiệu quả tức thì nhưng không diệt được muỗi triệt để. Phương pháp này chỉ thành công khi người dùng vợt trúng những con muỗi. Luồng điện trên chiếc vợt ngay lập tức sẽ làm muỗi bị giật chết. Bạn có thể mua những chiếc vợt muỗi này ngoài cửa hàng với mức giá tương đối rẻ khoảng tầm 50 – 100k / 1 cái.
3.14.Diệt muỗi dân gian bằng cách sử dụng bẫy bắt muỗi
Cách diệt muỗi trong phòng bằng bẫy muỗi là phương pháp an toàn, hiệu quả nhanh chóng. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chai nhựa lớn như chai coca/ pepsi và cắt khoảng ⅓ chai tính từ đầu chai. Tiếp theo, bạn pha hỗn hợp bẫy muỗi bao gồm: nước, đường nâu, men nở. Bạn đổ hỗn hợp này vào phần đáy chai.
Sau đó, bạn úp phần đầu chai vào đáy chai thành hình cái phễu. Dung dịch bẫy sẽ nhanh chóng thu hút muỗi chui vào phễu. Muỗi sẽ bị kẹt lại và rơi xuống phần nước ở phía dưới. Bạn có thể dán băng dính đen bên ngoài chai để thu hút muỗi nhanh chóng hơn.
3.15. Sử dụng nhang muỗi
Sử dụng nhang muỗi là cách diệt muỗi đơn giản thường được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần đốt một cái nhang muỗi và bọn muỗi sẽ tự động tránh nơi ở của bạn. Tuy nhiên, khói từ nhang muỗi không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và bé nên bạn không nên sử dụng nếu trong gia đình có những đối tượng này.
3.16. Cách đuổi muỗi tự nhiên bằng sả
Nếu trong nhà bạn không có sả, bạn có thể áp dụng cách diệt muỗi không độc hại bằng cây sả. Đầu tiên, bạn chuẩn bị một cây sả còn nguyên gốc nhưng đã được cắt lá. Tiếp theo, bạn ngâm phần gốc sả ngập trong nước và để ở những nơi tập trung nhiều muỗi.
Sau khoảng vài ngày, rễ cây sả bắt đầu mọc và mùi hương sẽ lan rộng rãi trong nhà hơn. Bạn cần chú ý thay nước thường xuyên để cây sả luôn được tươi tốt. Không nên đổ quá nhiều nước vì nước có thể làm cây sả bị úng.
3.17. Cách đuổi muỗi trong phòng ngủ bằng sáp thơm
Các loại sáp thơm không chỉ có tác dụng làm thơm phòng, tủ quần áo mà còn có hiệu quả trong việc đuổi muỗi. Đặc biệt, muỗi rất ghét mùi hương những loại sáp thơm có mùi sả chanh, bạc hà, lavender,… Bạn chỉ cần đặt sáp thơm ở những vị trí mà muỗi thường tập trung như tủ quần áo, góc phòng, chân bàn,…
3.18. Diệt muỗi tại nhà bằng bia
Muỗi rất thích những đồ uống lên men, nếu trong nhà bạn có sẵn những chai bia thì bạn có thể sử dụng chúng để làm bẫy thu hút muỗi.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị chai nhựa lớn như chai coca/ pepsi và cắt khoảng ⅓ chai tính từ đầu chai. Sau đó, bạn úp phần đầu chai vào đáy chai thành hình cái phễu. Mùi hương của bia sẽ thu hút muỗi bay vào, chúng sẽ bị kẹt lại trong bẫy này cho đến khi chết.
3.19. Dùng máy bẫy muỗi
Hiện nay, trên thị trường có một số máy bẫy muỗi. Chúng hoạt động theo nguyên lý sử dụng âm thanh và ánh sáng để thu hút muỗi. Khi muỗi bay vào chúng sẽ bị kẹt lại trong chiếc máy cho đến khi cho đến khi chết. Cách diệt muỗi tại nhà này đem lại hiệu quả cao, an toàn nhưng khá tốn kém so với những phương pháp khác.
3.20. Phòng muỗi hiệu quả nhất bằng việc dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà
Những nơi ẩm ướt, nhiều rác thải là vị trí lý tưởng để muỗi trú ngụ và sinh sản. Chính vì vậy, việc dọn dẹp xung quanh nhà thường xuyên sẽ giúp pháp hủy môi trường sống của chúng và làm giảm lượng ruồi muỗi một cách rõ rệt.
Ngoài việc vệ sinh, dọn dẹp rác thải, bạn cũng cần đổ những chum, chạn có chứa nước để lâu ngày và các mương, rãnh có nước mưa đọng lại.
3.21. Sử dụng cửa lưới chống muỗi
Sử dụng cửa lưới chống muỗi là cách diệt muỗi nhanh nhất, hiệu quả lâu dài. Bạn có thể mắc những tấm lưới chống muỗi ở cửa sổ, cửa chính, thông gió để giảm lượng muỗi bay vào nhà.
Trên đây là những cách diệt muỗi hiệu quả cao, đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Nếu số lượng muỗi trong nhà bạn ít, hãy ưu tiên những phương pháp diệt muỗi từ thiên nhiên, an toàn trước nhé.